Bộ môn Pháp luật nghiệp vụ Công an tổ chức xét chon đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên

Với tổng cộng 32 học viên đăng ký làm khóa luận tốt nghiệp, Bộ môn đã họp phân công giáo viên dựa vào các tiêu chí của nhà trường quy định như phải là giảng viên trở lên, có trình độ chuyên môn phù hợp với đề tài khóa luận tốt nghiệp; giảng viên là trợ giảng có trình độ chuyên môn phù hợp được tham gia hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp. Ngoài ra, khi phân công giáo viên, Bộ môn còn căn cứ vào việc đã từng tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, đạt kết quả, chất lượng tốt. Theo đó, với 32 sinh viên đăng ký, Bộ môn đã lựa chọn những giảng viên có đủ các điều kiện chung của nhà trường như PGS, TS Đào Hữu Dân; TS Hoàng Ngọc Hải; Ths Nguyễn Kiên Cường; Ths Vũ Thị Thanh Thủy; Ths Mai Phương Lan; Ths Phạm Xuân Thu…

Nội dung các đề tài khóa luận tốt nghiệp tập trung vào các khía cạnh như: quản lý nhà nước về PCCC đối với các cơ sở (04 đề tài); tổ chức hoạt động PCCC (05 đề tài); công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC (03 đề tài); hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở (10 đề tài); công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC (02 đề tài)… Ngoài ra, các đề tài khác tập trung vào các vấn đề như hoạt động tự kiểm tra an toàn về PCCC; nâng cao ý thức pháp luật về PCCC; tổ chức và hoạt động của lực lượng dân phòng; phòng ngừa vi phạm pháp luật; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; bảo đảm an toàn về PCCC… Tất cả các đề tài khóa luận đều gắn với một địa bàn, một lĩnh vực cụ thể ở địa phương mà sinh viên thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên, một số đề tài chưa xác định được cơ sở cụ thể, Bộ môn đề nghị giảng viên cũng như sinh viên chủ động thống nhất sau khi sinh viên về địa bàn thực tập để báo cáo Bộ môn và phòng Quản lý đào tạo biết.

Sau khi thống nhất tên các đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khóa D27, lãnh đạo Bộ môn yêu cầu giảng viên làm việc với sinh viên để thống nhất đề cương, ngoài việc nộp về phòng Quản lý đào tạo theo yêu cầu thì Bộ môn sẽ tổ chức họp, góp ý, thảo luận cụ thể về các đề cương khóa luận tốt nghiệp, để sinh viên về địa bàn thực tập có cơ sở để triển khai kế hoạch thực hiện khóa luận. Cùng với đó, Bộ môn cũng yêu cầu các giảng viên tham gia hướng dẫn thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp, trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ môn để tháo gỡ và giải quyết theo thẩm quyền.

 

                                                                                                            Hoàng Hải(BM3)

Khoa Tự động và PTKT PCCC: Giáo viên đi thực tế tại Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội
Bế giảng lớp Cao học khóa 3 niên khóa 2013 – 2015
Những đổi mới sáng tạo về phương pháp “dạy và học” đó đang tạo một sức sống mới trong các trường CAND